Nên mua máy tính bàn hay laptop dành cho sinh viên IT
Các bạn đang học ngành công nghệ thông tin thì laptop và PC là điều chắc chắn phải có nhưng học công nghệ thông tin thì nên mua máy tính bàn hay laptop thì hãy tham khảo như dưới đây nhé.
Sinh viên IT nên mua laptop hay máy tính bàn
Nếu là sinh viên thì bạn phải di chuyển giữa trường học, nơi ở và nơi làm việc khá nhiều nên laptop sẽ là lựa chọn hoàn hảo để bạn luôn có máy tính làm việc, sự nhỏ gọn và linh động là điểm cộng lớn cho sinh viên.
Nhưng đặc thù của ngành công nghệ thông tin thì thường phải giải quyết các đoạn CODE và ứng dụng viết CODE nặng thì máy tính bàn là lựa chọn tốt hơn. Nếu bạn có điều kiện thì có thể mua cả 2 thiết bị laptop và máy tính bàn để hỗ trợ nhu cầu của mình.
Tóm lại là việc lựa chọn giữa laptop và máy tính bàn để học công nghệ thông tin phụ thuộc vô nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là nhu cầu hay di chuyển và ngân sách, khả năng nâng cấp,….
Cách chọn Laptop, máy tính bàn phù hợp
CPU
CPU được viết tắt của Central Processing Unit hoặc còn được gọi là bộ xử lý trung tâm. CPU lưu trữ mọi thông tin và tính toán kỹ lưỡng mọi thao tác, dữ liệu và đưa ra lệnh điều khiển hoạt động của laptop.
Với các bạn sinh viên đang học công nghệ thông tin thì CPU tối thiểu để bạn có thể học tập 1 cách hiệu quả thường là i5 hoặc i7 với hệ mới nhất có tốc độ cao. Với CPU này thì bạn có thể chạy bất kì chương trình lập trình mới nhất mà không lo giật, lag.
RAM
RAM viết tắt của từ Random Access Memory là 1 trong những yếu tốc quan trọng bên cạnh vi xử lý. RAM là bộ nhớ tạm của máy có thể lưu trữ thông tin hiện hành để CPU truy xuất và xử lý.
Với sinh viên CNTT thì dung lượng RAM tối thiểu là 8GB nhưng nếu bạn dùng máy tính của mình có tác vụ nặng như lập trình, thiết kế hoặc chơi game thì bạn hãy chọn dung lượng RAM cao hơn như 16GB, 32GB.
Ngoài dung lượng thì bạn cũng nên lưu ý tới tốc độ RAM, tốc độ RAM được đo bằng MHz, tốc độ RAM càng cao thì máy tính càng dễ truy cập dữ liệu nhanh hơn.
Đối với sinh viên CNTT thì tốc đọ RAM tối thiểu được khuyến nghị là 2400MHz nhưng nếu bạn muốn dùng máy tính của mình để sử dụng các tác vụ nặng thì bạn chọn tốc độ RAM cao hơn như 3200MHz hoặc 3600MHz.
Card màn hình
Card màn hình là 1 loại thiết bị chuyên xử lý các thông tin về hình ảnh trong máy tính, cụ thể như màu sắc, độ phân giải, độ tương phản hình ảnh….
Trong quá trình lập trình một số chương trình lúc chạy có thể cần tới GPU trong trường hợp này thì bạn hãy lựa 1 chiếc máy tính được trang bị 1 chiếc card màn hình chuyên dụng mới nhất nhé.
Có 2 nhà sản xuất card màn hình là: NVIDIA và AMD. Cả 2 đều cung cấp nhiều loại card màn hình khác nhau và đều có ưu và nhược điểm riêng.
Với sinh viên CNTT thì 1 số card màn hình tốt nhất trên thị trường hiện nay gồm: NVIDIA GeForce GTX 1650, AMD Radeon RX 5500 XT, NVIDIA GeForce RTX 3050,….
Màn hình
Với công nghệ thông tin là tiếp xúc máy tính 24/7 nên kích thước màn hình cũng là yếu tố quan trọng, bạn chọn 1 chiếc máy tính có màn hình lớn, bạn có thể thực hiện nhiều công việc trên cùng lúc.
1 vài màn hình máy tính cho sinh viên như: Màn hình 24 inch Full HD 60Hz, 27inch Full HD 75Hz, 27 inch UHD 60Hz, 25 inch WQHD 144Hz,…
Ổ cứng
Ổ cứng máy tính là thiết bị lưu trữ dữ liệu trong máy tính, để đáp ứng công việc hiệu quả thì bạn nên chọn ổ cứng có dung lượng lưu trữ 256GB hoặc 512GB trở lên.
ĐỌC THÊM: Ưu điểm và nhược điểm của laptop Dell Alienware
Tiêu chí lựa Laptop để làm video trên Youtube